Monday, May 25, 2009

Giá vàng....(nguồn: Cafef)

  • Thao túng giá vàng
  • Thao túng giá vàng
  • (CafeF) - Chính phủ Mỹ can thiệp vào thị trường vàng để làm USD có vẻ xứng đáng làm đồng tiền dự trữ thế giới trong khi nó chẳng đáp ứng nổi yêu cầu.

  •  

  • Cartel là tổ chức không chính thức trong một ngành, thỏa hiệp về mức giá, sản lượng, thị phần để đảm bảo tổng lợi nhuận của các thành viên cartel là cao nhất. Luật cạnh tranh nghiêm cấm sự tồn tại của cartel.
  •  
  • Tuần này Bill Murphy và Chris Powell, đồng sáng lập Ủy ban hành động chống tờ thao túng giá vàng (GATA), sẽ đến London. Chuyến đi của họ là một phần trong nỗ lực của GATA nâng cao nhận thức về cartel vàng và sự can thiệp bí mật của nó vào thị trường.
  •  
  • Bill và Chris sẽ gặp gỡ báo giới Anh giải thích những phát hiện của GATA. Họ cũng tham dự một buổi gây quỹ cho hoạt động của GATA. Chuyến đi này là bước quan trọng tiếp theo của GATA hướng tới mục tiêu tạo ra một thị trường vàng tự do thoát khỏi sự can thiệp của chính phủ.
  •  
  • Chính phủ muốn kìm giá vàng để tiền tệ có vẻ như vẫn ổn định. Vàng được coi là chỉ báo cho tiền tệ. Giá vàng tăng nghĩa là đồng tiền đang mất giá và không được quản lý tốt.
  •  
  • Thực tế này đã được cựu Chủ tịch FED Paul Volcker chỉ rõ. Bình luận về việc giá vàng tăng mạnh ngay sau khi chấm dứt bản vị vàng năm 1971, ông viết: “Tuy vậy, sự can thiệp chung vào việc bán vàng để ngăn ngừa giá vàng tăng mạnh đã không được thực hiện. Đó là một sai lầm.” Đó là một sai lầm vì giá vàng tăng làm xói mòn nền tảng mỏng manh của mọi đồng tiền pháp định - lòng tin. Nhưng đó chỉ là lỗi lầm theo quan điểm của giới chức ngân hàng trung ương, và đương nhiên đi ngược lại những nguyên tắc thị trường tự do.
  •  
  • Chính phủ Mỹ đã tiếp thu lời khuyên của Volcker. Dựa vào vị thế đồng tiền dự trữ thế giới của USD, chính phủ Mỹ thiệt hại nhiều nhất nếu thị trường chọn vàng làm đồng tiền cơ sở và phá vỡ thế độc quyền “tạo tiền”.
  •  
  • Vì thế chính phủ Mỹ can thiệp vào thị trường vàng để làm USD có vẻ xứng đáng làm đồng tiền dự trữ thế giới trong khi nó chẳng đáp ứng nổi yêu cầu. Chính phủ Mỹ thực hiện điều đó bằng cách giữ giá vàng thấp, nhưng mục tiêu này là bất khả thi. Cuối cùng, vàng luôn thắng, nghĩa là giá vàng tăng không gì cản nổi đi kèm sự mất giá của đồng tiền pháp định, một thực tế mà các nhà hoạch định chính sách đều biết. Thay vì nhận ra sự vô ích khi ghìm giá vàng, họ dàn xếp để giá vàng tăng dần dần, ví dụ như 15% một năm. Thực tế, vàng tăng so với USD trung bình 16,3%/năm trong 8 năm vừa qua.  .
  •  
  • Dù đã để giá vàng tăng, nhưng mức tăng vẫn chưa tương xứng với thị trường tự do vì sức mua của đồng đôla tiếp tục giảm và vàng vẫn bị định giá quá thấp dù tăng liên tục trong suốt thập kỷ qua từ mức thấp lịch sử năm 1999.
  •  
  • Ví dụ như cho đến cuối thế kỷ 19, 40% cung tiền thế giới là vàng, 60% còn lại là tiền. Khi chính quyền bắt đầu nắm lấy độc quyền phát hành tiền tệ và cố ý làm giảm vị thế của vàng, cho đến giữa thế kỷ 20, tiền pháp định đã chiếm tới khoảng 90%.
  •  
  • Chính sách lạm phát những năm 60, đặc biệt là ở Mỹ, tiếp tục thu hẹp vai trò của vàng xuống 2% trước khi những tàn tích cuối cùng của chế độ bản vị vàng bị xóa bỏ năm 1970. Vị thế của vàng hồi phục vào những năm 70, với tỷ lệ tăng lên 10% năm 1980. Nhưng tỷ lệ phần trăm vàng trong cung tiền thế giới sau đó lại giảm, chỉ còn 1% năm 1999. Ngày nay, tỷ lệ này vẫn dưới 2%.
  • Phân tích trên đi đến kết luận rằng vàng nên chiếm ít nhất 10% cung tiền thế giới, nếu không, nó vẫn bị định giá thấp.
  •  
  • Do tiếp tục theo đuổi chính sách làm mất giá đôla, giữ vàng không tăng lên mức giá thực của thị trường là lý do đầu tiên để chính phủ Mỹ can thiệp vào thị trường vàng. Lý do thứ hai là thời gian. Sự sụp đổ tất yếu của kế hoạch này rồi sẽ rơi vào đầu một chính quyền nào đó trong tương lai, miễn là không phải họ.
  •  
  • Chính quyền Mỹ thao túng giá vàng thế nào? Họ mượn tay Goldman Sachs, JP Morgan Chase và Deutsche Bank, bằng cách mua bán theo mục đích của chính quyền. Những ngân hàng này tạo thành một cartel vàng. Citibank cũng có thể là một thành viên mới. Cartel hành động với sự hà hơi tiếp sức từ chính phủ Mỹ để hấp thu mọi khoản thua lỗ khi thao túng giá vàng và xa hơn, luôn có vàng để thực hiện chiến lược giao dịch của cartel. Cartel vàng ra đời thế nào?
  •  
  • Khoảng năm 1990, chính sách đột ngột thay đổi. Nó được Chủ tịch FED khi ấy Alan Greenspan đưa ra để cứu trợ các ngân hàng phá sản. Người nộp thuế đã phải gánh chịu hàng trăm tỷ cứu trợ cho ngành công nghiệp “S&L” (tiết kiệm và cho vay), vì vậy, khó mà tăng thuế được. Bởi thế, ông ta đành tìm cách khác.
  •  
  • Với Greenspan, thị trường tự do cũng như “con gà đẻ trứng vàng”, và quan trọng hơn, chính phủ Mỹ có thể lấy “vàng” từ đó bằng sức mạnh tuyệt đối của mình, cụ thể là nguồn lực tài chính để can thiệp vào thị trường kết hợp với sức mạnh tuyên truyền của giới truyền thông. Các ngân hàng phá sản nhanh chóng được cứu nhờ vào khoản lợi nhuận mờ ám mà không cần tăng thuế.
  •  
  • Ngân hàng thu lợi nhuận nhờ đường lãi suất dốc của FED, theo đó lãi suất dài hạn tương đối cao trong khi hạ lãi suất ngắn hạn. Ngân hàng vay ngắn hạn rồi dùng số tiền này mua tín phiếu dài hạn. Sự bất cân xứng giữa nợ và tài sản này được gọi là giao dịch chênh lệch (carry-trade).
  •  
  • Họ thường vay bằng yên Nhật. Thị trường chứng khoản Nhật sụp đổ năm 1990, và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đang theo đuổi chính sách lãi suất bằng 0 để cố làm hồi sinh nền kinh tế Nhật. Ngân hàng Mỹ có thể vay yên Nhật với lãi suất 0,2% rồi mua trái phiếu chính phủ Mỹ lãi suất hơn 8% và bỏ túi phần chênh lệch khổng lồ.
  •  
  • Vàng, nhờ lãi suất thấp, cũng là một phương tiện ưa thích. Số vàng này là từ két sắt ngân hàng trung ương, nhưng họ từ chối công khai mình cho vay bao nhiêu vàng, tạo điều kiện dễ dàng cho giới chức ngân hàng can thiệp vào thị trường vàng. Số lượng vàng các ngân hàng trung ương cho vay vào khoảng từ 12.000 đến 15.000 tấn, gần một nửa số vàng họ nắm giữ và gấp 4-6 lần số vàng khai thác hàng năm.
  •  
  • Giao dịch chênh lệch là món quà từ FED cho giới ngân hàng, và nó cũng đảm bảo vàng và yên Nhật không tăng giá so với đôla, vì chênh lệch giữa tài sản bằng đôla và nợ bằng vàng hay yên Nhật không được tự bảo hiểm. Than ôi! Cả vàng và yên Nhật đều bắt đầu mạnh lên, và nếu tăng đủ mạnh sẽ khiến các ngân hàng thua lỗ vì giao dịch chênh lệch. Vấn đề là thua lỗ có thể rất lớn vì khối lượng giao dịch chênh lệch khổng lồ.
  •  
  • Do đó, cartel vàng được tạo ra để thao túng giá vàng, ban đầu, mọi chuyện đều suôn sẻ nhờ sự trợ giúp từ Ngân hàng trung ương Anh năm 1999 để bán được một nửa số vàng họ đang nắm giữ. Vàng bị đẩy xuống mức thấp lịch sử, nhưng chính mức giá thấp này cũng gây phiền toái. Vàng rẻ đến không tin nổi nên giới đầu cơ nhanh chóng đánh hơi thấy cơ hội hiếm có này và cầu vàng bắt đầu tăng. Khi cầu tăng, một vấn đề nan giải lại nảy sinh trong cartel vàng.
  •  
  • Số vàng mượn từ ngân hàng trung ương đã bị nung chảy rồi đúc thành đồng xu, thỏi và trang sức bán cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Vàng giờ nằm trong “bàn tay vững chắc” của những chủ nhân chỉ chịu bán nó với mức giá cao hơn. Vậy lấy đâu ra vàng mà trả cho ngân hàng trung ương?
  •  
  • Trong khi yên là đồng tiền pháp định Ngân hàng trung ương Nhật có thể tùy ý tạo ra, vàng lại là một tài sản hữu hình. Ngân hàng làm thế nào để trả lại vàng mà không làm giá vàng tăng, khiến thua lỗ của họ càng thêm trầm trọng?
  •  
  • Về ngắn hạn, ngân hàng ở vào thế khó xử. Chính sách của FED làm đôla mất giá và vàng làm dấy lên nỗi lo mất sức mua. Vì thế, chính sách can thiệp vào thị trường vàng để cứu các ngân hàng lại thay đổi.
  •  
  • Vàng mượn từ ngân hàng trung ương sẽ không phải trả vì mua vàng để trả sẽ làm giá vàng tăng. Từ đầu thập niên này, cartel vàng bắt đầu đạo diễn giá vàng tăng dần dần với hy vọng dân chúng sẽ không chú ý đến. Do có chức năng cảnh báo, giá vàng tăng khiến cầu vàng cũng tăng và giá vàng tăng liên tục khiến cartel vàng càng lỗ đậm hơn.
  •  
  • Vì vậy, mục tiêu là để giá vàng tăng 15%/năm, cùng lúc đó để các thành viên trong cartel can thiệp vào thị trường vàng nhờ sự tiếp sức bí mật của chính phủ để kiếm lợi nhuận bù vào khoản thua lỗ ngày càng lớn do nợ bằng vàng. Chiến lược giao dịch để cùng lúc thực hiện được cả hai nhiệm vụ này quá rõ ràng. Cartel vàng đảo ngược các mô hình phân tích kỹ thuật truyền thống.
  •  
  • Các nhà quản lý giao dịch hàng hóa lớn đã chịu thua lỗ nặng vì vàng trong thập kỷ qua. Hàng trăm triệu USD tiền của khách hàng đã chảy vào túi cartel vàng để bù đắp cho thua lỗ của họ từ giao dịch chênh lệch giá vàng. Tất cả chỉ để USD có vẻ vẫn tốt bằng cách giữ giá vàng thấp hơn giá trị thực khi không chịu sự can thiệp của chính phủ.
  •  
  • Chỉ có hai kết quả cuối cùng. Hoặc là cartel vàng sụp đổ, hoặc là chính phủ Mỹ sẽ phá hủy những gì còn lại của thị trường tự do tại Hoa Kỳ. Hy vọng sẽ là khả năng thứ nhất, nhưng hàng loạt sự kiện gần đây tại Washinton, D.C. cho thấy, khả năng thứ hai có thể sẽ xảy ra.
  •  
  • Ngô Minh Tuấn
  •  
  • Theo Goldmoney

No comments:

Post a Comment